Nội Dung Bài Viết
- Gỗ Trắc là gỗ gì?
- Tìm hiểu về Gỗ Trắc
- Đặc điểm nhận biết cây Trắc
- Sự phân bố của Trắc
- Trắc thuộc nhóm nào?
- Có bao nhiêu loại Gỗ Trắc?
- Trắc đỏ
- Trắc đen
- Trắc xanh
- Trắc Nam Phi
- Trắc vàng
- Trắc dây
- Ưu điểm của Trắc
- Ứng dụng
- Giá của Gỗ Trắc
Gỗ Trắc là gỗ gì?
Trắc có danh pháp khoa học là: Dalbergia cochinchinensis. Đây là loài thực vật thuộc họ Đậu
Loài cây này còn được gọi là: Cẩm lai nam bộ…
Tìm hiểu về Gỗ Trắc
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Trắc để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Trắc Có Tốt Không?” “Trắc có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Trắc
– Đây là cây gỗ lớn, chiều cao khoảng 25 mét. Đường kính thân có thể tới 1m, gốc cây thường có bạnh vè.
– Vỏ cây nhẵn; và màu xám nâu, nhiều xơ, nhiều vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu.
– Cây có nhiều cành. Các cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần.
– Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài chừng 15–20 cm. Cuống lá dài tầm 10–17cm, mang từ 7-9 lá chét. Lá chét có hình trái xoan với đầu nhọn dần, mũi lồi ngắn.
– Hoa có hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá. Đây là hoa lưỡng tính; đài hợp gốc, tràng hoa màu trắng.
– Quả đậu mỏng, dài chừng 5–6 cm, rộng 1cm; mang tầm 1-2 hạt màu nâu. Hạt nổi gồ ở quả.
– Cây trắc phát triển tương đối chậm. Khi nhỏ thì chịu bóng, và lớn lên ưa sáng.
Sự phân bố của Trắc
Loài cây này xuất hiện tại một số quốc gia: Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam.
Tại Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam; nhưng nhiều nhất là ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
Trắc thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Trắc được xếp vào NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, với vân gỗ đẹp, mang lại giá trị kinh tế cao; và được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Bằng Lăng cườm, Dáng hương, Muồng đen, Cẩm lai, Cẩm liên, Cẩm thị,…
Có bao nhiêu loại Gỗ Trắc?
Trên thị trường hiện nay, trắc phổ biến và thông dụng nhất là 6 loại sau: trắc đỏ, trắc đen, trắc Nam Phi, trắc vàng, trắc xanh và trắc dây.
Trắc đỏ
– Trắc đỏ là loại cây gỗ lớn; có vỏ nhẵn màu nâu nhiều xơ; các vết đẽo dày có màu vàng nhạt sau này thành đỏ đậm.
– Đây là loại gỗ quý hiếm và có số lượng khan hiếm trên thị trường. Trắc đỏ có chất gỗ chắc nịch, cứng; đặc biệt từ thớ gỗ tỏa ra mùi thơm nhẹ và có sức lan tỏa xa.
– Với dòng gỗ này, người ta sản xuất và cho ra đời sản phẩm nội thất với màu sắc khác nhau; góp phần mang lại sự sang trọng cho không gian.
– Đường kính từ 20cm sẽ có giá dao động từ 200 – 500000/kg. Còn các loại kích thước lớn, ván rộng từ 30 đến 50cm, giá vào chừng 1 triệu đến hàng chục triệu đồng.
Trắc đen
– Trắc đen là loại cây gỗ có chiều cao lên đến 15m; thân có nhiều gai to, vỏ mỏng, nhẵn.
– Cây phân bố nhiều ở khu vực Quảng Bình trở vào; và thường được gọi là trắc ta.
– Đây là loại trắc có màu đen, hiện đang được ưa chuộng và có giá trị hơn cả trắc đỏ.
– Trắc đen bóng, cứng và chịu được va đập cao
– Giá trắc đen được tính bằng kg. Hiện nay mức giá dao động từ 600.000 đến 1,4 triệu/kg.
Trắc xanh
– Đây là loại gỗ thuộc nhóm quý hiếm. Khả năng chịu va đập cao hơn so với các loại trắc khác. Đặc biệt, trắc xanh còn có thể xua đuổi côn trùng nhờ có mùi thơm.
– Khi để gỗ trong bóng tối, chúng sẽ có màu xanh ngọc bích
– Vân gỗ đẹp, khi có ánh sáng chiếu vào; gỗ có thể chuyển thành nhiều màu. Đây là loại gỗ với khả năng chống mối mọt cao; vì thế, được dùng sản xuất các sản phẩm nội thất
– Với nhu cầu cao, trên thị trường, trắc xanh loại tốt và đẹp; nên giá thành lên đến 10 triệu/kg.
Trắc Nam Phi
– Trắc Nam Phi là loại trắc được nhập khẩu từ các khu rừng ở khu vực Châu Phi. Trắc Nam Phi thì không có tinh dầu; không có mùi thơm nhưng lại khá cứng, nặng và vân gỗ đẹp.
– Tuy nhiên, nhược điểm của loại gỗ này là tôm gỗ ro, hay nứt nẻ; độ bền thấp hơn các dòng trắc khác.
– Vì mới du nhập vào thị trường Việt Nam, giá trắc Nam phi còn thấp, chỉ bằng chừng 10-15 % giá trắc hiện nay.
Trắc vàng
– Trắc vàng là loại trắc có màu vàng; dù không đắt và giá trị kinh tế cao như trắc đen, trắc đỏ; nhưng đây cũng cũng là loại trắc vô cùng quý hiếm.
– Tại Việt Nam, cây trắc vàng mọc nhiều ở các khu vừng thuộc: Kon Tum, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị,….
– Trắc vàng để lâu xuống màu sẫm. Độ bền gỗ cao, vân đẹp và khả năng chịu lực lớn.
– Hiện nay, gỗ nguyên liệu thường dao động ở mức từ 500.000 – 1.000.000 đồng/1 kg và tùy thuộc theo kích thước và tuổi thọ của gỗ.
Trắc dây
– Trắc dây là loại gỗ sống tựa vào thân cây to khác để phát triển. Bởi vì cây thuộc họ nhà thân leo; nên trắc dây phát triển chậm hơn.
– Do kích thước hạn chế; vậy nên trắc dây có giá không cao bằng trắc đen hay trắc đỏ, trắc vàng. Nhưng, đây cũng là loại trắc quý, với độ bền cao; đặc biệt không bị nứt vỡ trong môi trường khô hanh,
– Trên thị trường hiện nay, trắc dây có giá từ 100.000 đến 200.000 đồng/kg. Giá trắc dây còn thay đổi tùy theo tuổi thọ và lõi của từng khúc gỗ.
Ưu điểm của Trắc
Trắc là loại gỗ được nhiều người ưa chuộng bởi vì:
– Trắc mang giá trị thẩm mỹ cao. Bởi vì gỗ có thớ mịn, hoa vân đẹp, cứng.
– Trắc ít khi bị biến dạng, mối mọt hay cong vênh. Gỗ bền theo thời gian nhờ sự cứng chắc
– Nếu được bảo quản trong nhà thì gỗ có thể tồn tại nguyên vẹn đến cả hàng trăm năm.
Ứng dụng
Với những ưu điểm kể trên; nên Trắc rất được ưa chuộng trong sản xuất và thiết kế đồ nội thất. Chúng ta có thể kể đến một số sản phẩm như: bàn ghế, tủ, sập,… Nội thất bằng Gỗ Trắc thì cực kỳ sang trọng.
Thêm vào đó, gỗ còn hay được sử dụng để làm các đồ thủ công như tượng, vật trang trí cũng cực kỳ sang và đẹp.
Giá của Gỗ Trắc
Gỗ Trắc giá bao nhiêu? Gỗ Trắc có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Hiện nay tại Việt Nam, số lượng Trắc đang giảm, bởi vậy, giá gỗ cũng trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, giá của trắc thường có tỉ lệ thuận với độ lớn hay tuổi tác của cây. Nếu như chúng càng to, càng nhiều tuổi thì chắc chắn giá của chúng càng cao.
Bạn có thể tham khảo mức giá như trên đối với từng loại gỗ.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog https://giaydantuonggiago.com/ vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.